• 30/05/2022

    KHẢO SÁT VĂN BIA, THƯ TỊCH VỀ THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG NAM ĐỊNH

    Nhóm nghiên cứu Văn hóa Phật giáo tiếp tục thực hiện việc điền dã, khảo sát, nghiên cứu, lưu trữ và dịch thuật tiến tới xuất bản sách về Tào Động Nam Định

  • 05/06/2019

    PHƯƠNG DANH CHƯ VỊ TỔ SƯ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG NAM ĐỊNH (chư tổ từng tu hành tại chùa Thọ Vực)

    Các bậc chân tu đã từng tu hành, hoằng truyền chính pháp tại chùa Thọ Vực. (Thiên Thọ Tự). Rồi sau này các tổ cho đệ tử về trụ trì các chốn tổ (pháp phái) như: Chùa Cả (Thánh Ân tự), chùa Phú Ninh, chùa Trà Bắc, chùa Hoành Nha, chùa Hà Lạn, chùa Liêu Đông, chùa Trà Khê, chùa Lẵng Lăng, chùa Kiên Lao, chùa Thọ Nam, chùa Thọ Cao, chùa Đồng Đội, chùa Tiên Trưởng, chùa Nam Khoát, chùa Xuân Hy.v.v... ( Tài liệu được trích trong khoa cúng Tổ Tâm tín chùa Thọ Vực - quyển khoa cúng Tiền Tổ khai sáng đang bị thất lạc, chúng tôi đang tìm. Ai biết thoing tin xin báo cho chúng tôi. Chúng tôi vô cùng cảm tạ !)

  • 18/12/2017

    Cởi áo cà sa khoác chiến bào

    Năm 1947, nghe theo tiếng gọi của núi sông, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch. Hòa thượng Thích Thế Long đã làm lễ cởi áo cà sa khoác chiến bào cho 27 nhà sư tại chùa Cổ Lễ. Trong số đó có Ni Cô Thích Đàm Dần ( có tài liệu ghi là Đàm Lân khi đó Ngài mới 21 tuổi xuân - khi trở về chùa đính lại pháp để đi học trường Phật học Bồ Đề lấy pháp danh là Đàm Thành - bác ruột của TT Thích Thanh Đoàn), đã cảm tác bài thơ: CỞI ÁO CÀ SA KHOÁC CHIẾN BÀO

  • 18/11/2017

    Thiền phái Tào động ở Hà Nội

    Thiền sư Thủy Nguyệt Thông Giác (1637-1704), con nhà họ Đặng, quê ở xã Thanh Triều, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Năm 20 tuổi, ngài bỏ nghiệp Nho, xin xuất gia học đạo tại chùa Hổ Đội ở huyện nhà. Năm 28 tuổi, ngài sang Trung Quốc tham học Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo ở núi Phượng Hoàng. Sáu năm sau, ngài trở về Việt Nam, trụ trì chùa Hạ Long, rồi đến trụ trì chùa Nhẫm Dương ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, hoằng truyền dòng thiền Tào Động, trở thành tổ thứ 36 của dòng thiền này. Việc truyền bá tông Tào Động ở miền Bắc truyền từ đời thứ 36 trở đi tuân theo pháp kệ: “Tịnh Trí Thông Tông Từ Tính Hải, Khoan Giác Đạo Sinh Quang Chính Tâm, Mật Hạnh Nhân Đức Vi Lương Tuệ, Đăng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường” 

  • 18/11/2017

    Tổ đình Thiền phái Tào Động ở Trung Quốc

    Vân Cư Sơn tọa lạc tại Cửu Giang, một vùng đất nằm bên bờ sông Trường Giang, phía tây bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nơi đây có rừng trúc, ẩn mình bên trong là danh thắng địa Chân Như Thiền Tự. Ngôi danh lam này là trọng điểm của quốc gia trong thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái, một trong ba Đại tùng lâm Hán truyền Phật giáo nổi tiếng, nơi phát tích Thiền phái Tào Động, một trong ngũ gia tông phái Phật giáo Trung Quốc. Kể từ triều đại nhà Đường đế

  • 18/11/2017

    Lịch sử truyền thừa - Tào động ở Đàng trong

    Ở Ðàng Trong Ðại Việt, người đầu tiên truyền bá thiền Tào Ðộng có lẽ là thiền sư Hưng Liên. Ông lập đạo tràng ở chùa Tam Thai Quảng Nam và được tôn làm quốc sư. Chương trước đã nói về ông. Tiếc là hiện nay chưa khảo cứu được về công trình hoằng pháp và sự truyền thừa của ông. Chùa Tam Thai bị đổ vỡ hủy hoại trong cuộc chiến tranh vào cuối thế kỷ thứ mười tám, tài liệu thất lạc hết. Chùa này được trung tu năm 1825 đời vua Minh Mạng.

  • 18/11/2017

    Lịch sử truyền thừa - Tào động ở Đàng ngoài

    Ở Ðàng Ngoài, như ta đã biết, thiền phái Tào Ðông do thiền sư Thủy Nguyệt đi du học Trung Hoa mang về. Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu là Tông Giác, sinh năm 1936. Ông tên là Ðăng Giáp, quê làng Thanh Triều, ở Hưng Nhân, tỉnh Thái bình. Ông tu ở một ngôi chùa trên núi Hùng Lĩnh. Cùng với hai đệ tử, ông đi qua Hồ Châu, tham học với thiền sư Nhất Cú Tri Giáp tại núi Phụng Hoàng. Ông rời Ðại Việt năm 1664, lúc ông mới hai mươi tám tuỏi. Ông tu học tại Hồ Châu trong ba năm. Ðến năm 1667, ông và hai người đệ tử về, cư trú tại chùa Vọng Lão ở núi An Sơn, huyện Ðông Triều, tỉnh Hải Dương. Ở Hải Dương, ông gặp và làm quen với một cao tăng tên là Tuệ Nhãn. Tuệ Nhãn tu ở Ðông Sơn, tên tục là Mai Tư Phụng, quê ở làng Dưỡng Mông ở Kim Thành, Hải Dương. Vì tu ở chùa làng Dưỡng Mông nên ông được gọi là Tổ Muống. Ở Ðông Sơn, ông dạy rất đông đệ tử. Ông từng được vua Lê sắc phong là Ðại Thánh Ðông Sơ

  • 18/11/2017

    Lịch sử truyền thừa Thiền phái Tào Động Nam Định thuộc Tổ Đình Chùa Thọ Vực

    Thiền phái Tào Ðộng được truyền vào Ðại Việt từ thế kỷ thứ mười bảy, cả ở Ðàng Ngoài lẫn Ðàng Trong. Thiền phái này có hai thiền sư Ðộng Sơn và Lương Giới (807-869) và Tào Sơn Bản Tịch (840-901) sáng lập, vị thứ hai là đệ tử của vị thứ nhất. Ðạo tràng của Bản Tịch là ở Sùng Thọ Viện núi Tào Sơn, Giang Tây. Sau đó một đạo tràng khác được mở tại Ngọc Hà Sơn. Hai nơi ấy là cứ điểm của phái Tào Ðộng.

Tin mới
Video Clips
  • DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
  • LỄ HỘI CHÙA ĐỀN - LÀNG THỌ VỰC - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017 - PHÂN 01
  • LỄ HỘI ĐỀN CHÙA LÀNG THỌ VỰC - XÃ XUÂN PHONG - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017
  • Đại lễ phật Đản chùa Vọ Vực xã Xuân Phong - Xuân Trường NĐ (p1)
  • Đại lễ Phật Đản chùa Thọ Vực Xã Phuân Phong - Xuân Trường (P2)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHÙA THỌ VỰC 
Tổ đình Tào Động Thiền phái Phật giáo
Address: xã Xuân Phong – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
Tel/Fax: 0228.3888114      Email: chuathovucnd@gmail.com       Fb: www.facebook.com/thientho.vn
Chịu trách nhiệm: Viện chủ Tổ đình, Thượng tọa: Thích Đức Toàn (Thanh Đoàn)