ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 
Thượng tọa Dr Phil Thich Thanh Đoàn
Gia đình được coi là “tế bào”, là nền tảng của xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển tốt thì những “tế bào” ấy phải thực sự khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế ngày nay cho thấy, bên cạnh những điểm tiến b


Gia đình được coi là “tế bào”, là nền tảng của xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển tốt thì những “tế bào” ấy phải thực sự khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế ngày nay cho thấy, bên cạnh những điểm tiến bộ, gia đình đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Tỷ lệ li thân, li hôn cùng các tệ nạn gia tăng khiến nền tảng xã hội không còn vững chắc. Khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình xuất hiện rạn nứt cũng là lúc con người bắt đầu cuộc hành trình đi tìm bến bờ của hạnh phúc. Và trong cuộc hành trình ấy, nhiều người đã trở về với đạo Phật – tôn giáo chứa đựng những giá trị đạo đức cơ bản giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó, người viết xin được phân tích đôi điều về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng gia đình văn hóa. Thứ nhất, gìn giữ ngọn lửa hôn nhân Hôn nhân là sự kết trái của tình yêu và là nền tảng làm nên một gia đình được biểu hiện qua quan hệ giữa vợ và chồng. Muốn tổ ấm luôn được hạnh phúc thì hôn nhân phải ổn định và vững bền. Nói cách khác, đạo vợ chồng phải được nâng niu trọn vẹn thì gia đình mới lâu dài được. Cuộc đời là một chuyến đi dài, yên bình có, bão giông có và gia đình chính là con tàu mạnh mẽ nhất giúp con người vượt qua tất cả. Để con tàu ấy đủ sức trước mọi thách thức, người vợ và người chồng phải luôn nhớ chữ “đồng”. Đó là đồng hành, đồng lòng, đồng tình, đồng cảm. Ông cha ta có câu “Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” cũng là để nói lên sức mạnh của sự thấu hiểu và đồng thuận này. Theo kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: "muốn quan hệ hôn nhân bền vững thì ít nhất phải có bốn sự tương đồng: tương đồng về nhận thức, tương đồng về niềm tin, tương đồng về chuẩn mực đạo đức và tương đồng về lòng hỈ xả, vị tha". Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, những tương đồng này đang bị xem nhẹ. Không chỉ một bộ phận giới trẻ mà ngay cả những người có công danh, sự nghiệp cũng chưa nhận thức hết giá trị của hôn nhân và ý nghĩa thiêng liêng của hai từ “gia đình”. Khi những xúc cảm thăng hoa, họ bắt đầu “sống thử” hoặc vội vàng kết hôn để rồi những tổ ấm đó nhanh chóng tan vỡ với những lí do không hợp tính cách, không hợp tuổi tác. Họ đổ lỗi cho số phận mà quên rằng đây là quả do Nghiệp của chính họ tạo tác. Vậy chúng ta học được điều gì từ đạo Phật để mái ấm được lâu bền? Nghiệp trong đạo Phật không phải là Định mệnh hay Số mệnh mà do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên có thể chuyển hóa được. Vì vậy, hôn nhân lâu dài hay lụi tàn nằm ở chính bản thân người vợ và người chồng. Quan niệm cứ về sống với nhau rồi sẽ hiểu nhau đang là sai lầm rất lớn của nhiều người. Hôn nhân phải xuất phát từ quá trình tìm hiểu để yêu thương, cảm thông và chấp nhận mọi thứ về nhau thì mới hạnh phúc và bền vững được. Sự thấu hiểu và đồng thuận không chỉ ở suy nghĩa, ở lời nói mà còn ở hành động cụ thể để làm tròn bổn phận của người vợ và người chồng trong gia đình. Hòa vào guồng quay của nền kinh tế ngày nay, thời gian dành cho gia đình giảm dần để nhường chỗ cho công việc và nhiều nhu cầu khác bởi quan niệm “sống là phải hưởng thụ”, “có nhiều tiền là có hạnh phúc”. Theo đó, quan hệ giữa vợ và chồng bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dục vọng nhiều hơn là tình cảm. Nói như kinh Tăng Chi Đức Phật dạy: "con người hiện nay đang “trói buộc” nhau bởi tám yếu tố “với sắc, với tiếng cười, với lời nói, với lời ca tụng, với nước mắt, với áo quần, với vật tặng, với xúc chạm”(1). Đôi khi họ quên rằng, nghệ thuật gìn giữ ngọn lửa hôn nhân phải được khởi đầu bằng sự phân định rõ ràng và thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của cả vợ và chồng. Về điều này, kinh Thiện Sinh Đức Phật dạy rằng: Chồng đối với vợ có năm điều căn bản gồm: Lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm đĩnh đạc, ăn mặc tùy thời, trang sức hợp thời, giao phó việc nhà. Vợ cũng phải lấy năm điều sau để cung kính với chồng: Dậy trước, ngủ sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, sớm nhận lĩnh ý chồng. Làm được những điều này chắc chắn ngọn lửa hôn nhân sẽ được lâu bền. Thứ hai, xây dựng gia đình hòa thuận, hiếu nghĩa Nhắc tới gia đình văn hóa, điều đầu tiên người ta nghĩ tới đó là một gia đình có nền tảng đạo đức tốt và cuộc sống hạnh phúc. Đạo đức ở đây được biểu hiện thông qua các mối quan hệ cơ bản: giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và con cháu. Những mối quan hệ này có hòa thuận hay không đều nằm ở nếp sống, cách đối nhân xử thế của từng thành viên trong gia đình. Ông bà, cha mẹ muốn con cháu thảo hiền, hiếu đễ thì trước hết phải tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, hướng thiện để vừa là tấm gương vừa là điểm tựa cho con cháu trên bước đường đời. Còn con cháu phải lấy chữ “hiếu” làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động thiết thực. Xã hội phát triển đem đến cho gia đình hiện đại nhiều luồng gió mới giúp quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cởi mở hơn, hiện tượng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” giảm dần và vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội được đề cao. Đây là những mặt tiến bộ đáng ghi nhận song thực tế vẫn còn nhiều hạt sạn khiến bao mái ấm rơi vào tình cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nhiều bậc làm ông bà, cha mẹ đã tự cho mình quyền quyết định tất cả và áp đặt suy nghĩ lên con cháu. Ngược lại, nhiều người là phận con cháu nhưng bỏ ngoài tai mọi lời khuyên của người thân, tự mình quyết định mọi việc để rồi lĩnh hậu quả khôn lường khiến ông bà, cha mẹ đau lòng. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sự thiếu nhận thức về vai trò, trách nhiệm giữa bề trên và bề dưới trong một gia đình. Kinh Thiện Sinh Đức Phật dạy rằng: Phận làm con phải lấy năm điều để kính thuận cha mẹ. Đó là: Cung phụng, hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu thốn; phàm làm điều gì trước phải thưa cho cha mẹ biết; cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận không được chống báng; không trái với những điều cha mẹ dạy; không ngăn việc làm thện, tu phúc của cha mẹ. Còn cha mẹ phải quan tâm con cái với năm điều sau đây: Ngăn không cho con nghe, xem và làm điều ác; chỉ dạy cho con điều chân chính như làm lành tránh dữ, tu tập cac pháp lành, tin nhân quả tội phúc; thương yêu thắm thiết tận xương tủy, thường lấy tâm bình đẳng đối xử với các con; chọn nơi nhân hậu hợp tác vợ chồng cho con; tùy thời mà phân chia tài sản, cung cấp cho con những điều cần dùng. Những điều chỉ bảo của đức Phật dù đã hơn 25 thế kỉ nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị đến ngày nay. Nếu các gia đình đều biết, hiểu và áp dụng đúng để làm tròn bổn phận của từng thành viên thì chắc chắn gia đình sẽ được hòa thuận, xã hội sẽ được tốt đẹp. Hạnh phúc hay không là do duyên và duyên đó nằm trong tay của chính chúng ta; Đức Phật dạy: " tâm làm chủ tâm tạo, nói năng hay hành động, nêu với ý thanh tịnh, an lạc bước theo sau; nếu với ý ô nhiễm, khổ não bước theo sau" Kinh Dhammapada, phẩm Tâm. Hy vọng qua đôi điều phân tích ở trên, mỗi người có thể hiểu hơn về đạo Phật và tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, hướng thiện để tổ ấm luôn ngập tràn niềm vui, tiếng cười và đong đầy hạnh phúc!
Tin mới
Video Clips
  • DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
  • LỄ HỘI CHÙA ĐỀN - LÀNG THỌ VỰC - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017 - PHÂN 01
  • LỄ HỘI ĐỀN CHÙA LÀNG THỌ VỰC - XÃ XUÂN PHONG - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHÙA THỌ VỰC 
Tổ đình Tào Động Thiền phái Phật giáo
Address: xã Xuân Phong – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
Tel/Fax: 0228.3888114      Email: chuathovucnd@gmail.com       Fb: www.facebook.com/thientho.vn
Chịu trách nhiệm: Viện chủ Tổ đình, Thượng tọa: Thích Đức Toàn (Thanh Đoàn)