Tác dụng giáo dục của ngôi chùa

Để mọi người hiểu rõ hơn giá trị và lợi ịch của một ngôi chùa cũng như bổn phận và trách nhiệm của chúng ta với sự hiện hữu của nó, nhất là các nhà lãnh đạo Giáo hội và các vị sư trụ trì. Ban quản trị website chuathovuc.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết của TT Thích Viên Giác: “TÁC DỤNG GIÁO DỤC CỦA NGÔI CHÙA” xin trân trọng giới thiệu cùng ban đọc

                                                         

 

Từ khi đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam thì các ngôi chùa cũng hiện diện khắp nơi để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Từ đó, ngôi chùa trở thành chỗ nương tựa tinh thần và biểu tượng đạo đức của xă hội Việt Nam.

     Những ngôi chùa đó có mặt một cách khiêm tốn và hài hòa trong làng thôn xóm, được sự chăm sóc và trân trọng của dân làng và trở thành chùa làng. Có những ngôi chùa được xây dựng nguy nga, đẹp đẽ, kiến trúc độc đáo, biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.

     Chùa Việt Nam qua 20 thế kỷ,đă thực hiện sứ mạng của mình là giáo dục đạo đức làm người,xây dựng nền tạng đạo đức cho xă hội,bảo tồn và phát huy nên văn hóa dân tộc, nhất là trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử.

     Hệ thống chùa chiền ở Việt Nam ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục hiên đại. Tác dụng giáo dục của một ngôi chùa ngày càng được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn.

     Bài viết này sẽ đề cập một cách khái quát về tác dụng vốn có, và trong thời hiện đại, của một ngôi chùa Phật giáo.

 

       A. Tác dụng giáo dục

1. Ngôi chùa là cơ sở giáo dục

Ngôi chùa,dù bé nhỏ của làng hay nguy nga tráng lệ ở chốn phồn hoa, trực tiếp hay gián tiếp, là cơ sở có tác dụng giáo dục

     Ngày xưa, có những giai doạn lịch sử mà ngôi chùa là nơi dạy học, các nhà sư là thầy giáo,và ngôi chùa gắn bó với chương tŕnh giáo dục quốc dân,như một học giả viết: ‘‘Thời Giao Châu đô hộ phủ,các ḷ huấn dục nhân tài ắt pahir ở tại các ngôi chùa Phật Giáo cổ xưa, vốn thân cận với nhân dân” (PGVN Nguyễn Đăng Thục, tr. 284). Cái ḷ huấn dục ấy liên tục tồn tại cho đến các thời kỳ đất nước độc lập hưng thịnh như thời Đinh,Lê Lư,Trần.Sử chép:‘‘ Bấy giờ, chưa có các kỳ thi Nho học,những người thông minh và có học chỉ được biết qua các vị Tăng”. (PGVN, Trần Văn Giáp).

     Tác dụng giáo dục của bản thân ngôi chùa c̣n được thấy qua giá trị thẩm mỹ: khung cảnh thiên nhiên,nghệ thuật kiến trúc.Một ngôi chùa luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, hài ḥa với thôn xóm,môi trường mát mẻ,yên tĩnh phù hợp với điều kiện thăng hoa tâm linh và làm giầu cảm xúc.... cảnh chùa trong văn học,trong ḷng người dân luôn là h́nh ảnh êm dịu, ngọt ngào và thanh thoát. ‘‘ Đất vùa, chùa làng, phong cảnh Bụt” câu nói của miệng của người dân đất Việt. Ảnh hưởng của cảnh chùa đối với tâm tư t́nh cảm quần chúng thật là sâu sắc và bền chặt.Chùa trở thành biểu tượng của quê hương,như bài thơ mộc mạc:

     ‘‘Mai này tôi bỏ quê tôi

     Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa”

     T́nh cảm thiết tha nồng nàn đó, chứng tỏ ngôi chùa là dấu ấn văn hóa ở trong ḷng người Việt Nam.Ngôi chùa thực sự đă tác dụng thăng hoa tâm lư,t́nh cảm của con người.

 

     II. Tác dụng giáo dục đạo đức

 

     Sống là hoạt động không ngừng,nhưng phải hoạt động theo điều kiện để đời sống cá nhân và cộng đồng được ổn định và phát triển.

     Nền luân lư đạo đức của Phật Giáo là những nguyên tắc hướng dẫn con người hướng thiện,qua giáo lư nhân quả,nhiệp báo,luân hồi,nền đạo đức nhân bản được thiết lập và đă đi vào đời sống của nhân dân,quyện vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa của xă hội .

     Giáo lư nhân quả xác định:‘‘ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”, ‘‘gieo gió gặt băo”, làm con người ư thức tầm quan trọng những hành vi của ḿnh để tránh hậu quả xấu.Giáo lư nghiệp báo xác định trách nhiệm đối với hành vi của ḿnh. Cuộc sống đau khổ hay hạnh phúc tùy thuộc vào ành vi tạo tác của ḿnh, hay nói cách khác, con người là chủ nhân của chính ḿnh. Nguyễn Du đă nói: ‘‘Đă mang lấy nghiệp vào thân, th́ đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Lư nhân quả, nghiệp báo nói lên tính nhân bằng của cuộc sống, không ai có thể chạy trốn được tội ác mà ḿnh đă làm. Vì vậy, nó có tác dụng giáo dục đạo đức xây dụng xă hội cao. Trên cơ sở luật nhân quả và chuyển động nghiệp báo, con người vẫn tiếp diễn đời sống của ḿnh để ‘‘ trả những nợ đă vay” hoặc ‘‘ thừa hưởng những gì đã tạo”. Sự tiếp diễn theo ṿòng quay bánh xe gọi là ṿòng luân hồi. Thuyết luân hồi làm cho con người có niềm tin vào khả năng chuyển đổi đời sống của ḿnh, như ca dao đă nói:

     ‘‘ Ai ơi hăy ở cho lành,

     Kiếp này chẳng được,để dành kiếp sau.”

     Người dân Việt Nam sống hiền ḥa,bao dung,độ lượng, có đạo lực, làm cho cuộc sống b́ình yên hạnh phúc, đó là nhờ vào quan niệm sống dựa trên luật nhân quả, nghiệp báo,luân hồi:

     ‘‘Người  trồng cây hạnh người chơi

     Ta trồng cây đức để đời về sau.”

     Cụ Hoàng Xuân Hăn nhận định: ‘‘Sau các đời vua hung hăn họ Đinh, Lê, ta thấy xuất hiện những kử cầm quyền cso độ lượng khoan hồng, những người giúp việc bớt tham lam phản bạn. Đời Lư có thể là đời thuần thứ nhất trong nước ta, đó chính là nhờ ảnh hưởng Đạo Phật.”(Hoàng Xuân Hăn, Lý Thường Kiệt).

     Các h́ình tượng và biểu tượng trong các ngôi chùa luôn nói lên tinh thần giáo lư nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, nói lên giá trị của đời sống thiện. H́ình ảnh 10 cửa ngục trừng phạt kẻ ăn ở độc ác, những vị Thiện Thần, Ác Thần... đều có ư nghĩa răn đê kẻ khác, khích lệ người thiện.

     Nơi nào có chùa,có sự giáo dục của Phật Giáo, xóm làng nơi đó bớt đi tranh chấp, hận thù, tội phạm h́nh sự, con người hiên lương hơn, biết sống cho kẻ khác hơn.

     Sự tác động giáo dục thường nhật của một ngôi chùa tạo nên ư thức về đạo đức, bổn phận, trách nhiệm. Nhờ đó, xây dựng ư thức đạo đức cho cộng đồng xă hội, nghĩa là xây dựng tiêu chuẩn đạo đức chung cho xă hội.Năm cảnh giác đạo đức (không giết hại,không trộm cắp,không tà dâm, không dối trá, không rượu chè say sưa) mà một Phật tử phải tuân thủ là hướng đến mục tiêu ấy.

     Ngôi chùa không những đă đáp ứng nhu cầu tin ngưỡng truyền thống cho mọi người, xây dựng đạo đức xă hội mà c̣n dáp ưng nhu cầu tâm linh nữa. Giới trẻ ngày càng mất hướng khi hội nhâp với xă hội văn minh vật chất và họ sẽ quay về tìm chỗ dựa tinh thần trong ḷòng dân tộc, trong ấy, chùa là cơ sở thực tế nhất.

 

     III. Tác dụng giáo dục dân tộc tính:

 

     Từ thưở ban đầu,đạo Phật du nhập vào đất Việt đă dần dần bản địa hóa trở thành tôn giáo của dân tộc. Kiến trúc ngôi chùa, đời sống sinh hoạt, quan niệm tín ngưỡng đều tùy thuộc và phù hợp với tính dân tộc.Điều quan trọng là vị trí tùy thuộc,những biểu hiện đó dần dần đóng vai trò duy tŕ dân tộc tính, không phải ngẫu nhiên mà có những lời thơ:

     ‘‘Mái chùa che chở hồn dân tộc

     Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

     (Thích Măn Giác)

     ‘‘Nếp sống muôn đời của Tổ tông” biểu hiện qua tín ngưỡng cổ truyền: tin vào Thần Hoàng, Thổ Địa...cao nhất là Ông Trời là những vị thấy hết những nỗi đau khổ và ước mong của dân tộc và bảo vệ người dân.Tín ngưỡng dó ḥa quyện với tín ngưỡng đức Phật. Phật và trời đều là đối tượng cầu nguyện trong cơn ngặt nghèo của đông đảo đồng bào:

     ‘‘ Nghiêng vai khấn vái Phật Trời,

     Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.”

     ‘‘Nếp sống muôn đời của Tổ tông” c̣ũng được biểu hiện qua phong tục cúng tế tổ tiên, nhớ ơn tiền nhân, cúng kỵ cha mẹ hay những người đă khuất.    Với chủ trương coi trọng và đền đáp bốn ân (Tứ Ân
): ân quốc gia, ân thầy tổ, ân cha mẹ và ân chúng sinh, đạo Phật thỏa măn nhu cầu nhớ ân, báo ân, báo hiếu của người dân Việt. Các lễ hội đầu năm, lễ Vu Lan đă trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc.

     Mái chùa là nơi diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống, là môi trường trực tiêp hay gián tiếp nuôi dưỡng nếp sống đạo đức,văn hóa dân tộc . Chất ‘Dân Tộc” được bảo quản, được phát huy dưới mái chùa cong vút hiền ḥoà.

 

   IV. Tác dụng giáo dục sự tỉnh thức

 

     Một thi sĩ đă viết:

     ‘‘ Biển khổ mênh mông sóng ngút trời,

     Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi.

     Thuyền ai ngược gió,ai xuôi gió,

     Ngoảnh lại cùng trong bể thảm thôi.”

     Mới nghe th́ bi thảm quá, nhưng đó là sự thực. Nhận chân sự khổ là nhận thức cơ bản về sự thực của cuộc sống.Nhận thức như vậy là do kinh nghiệm‘‘ khốn nhi trí”. Nhưng cái khốn khổ ấy, theo Phật Giáo, vốn có cội nguồn ở trong tâm hồn của mỗi người.‘‘ Cái bể khổ trầm luân ấy chính là tham sân si,tật đố, ngă mạn của chúng sinh, chứ không phải ở đâu xa.”(Vô ngă là Niết Bàn, Thích Thuận Siêu,tr.24).

     Tỉnh thức để thấy rơ cội nguồn của đau khổ,vơi bớt đau khổ, t́ìm thấy lẽ sống dích thực.Khi sự tỉnh thức được tác động lên tâm hồn đang mê muội trong chốn trần ai, con người trở nên hoài cảm về cuộc đời, nhân t́ình thế thái, giật ḿnh chiêm nghiệm thân phận con người trong giắc mộng ba sinh, như Chu Mạnh Trinh đối với chùa Hương:

     ‘‘Thỏ thẻ rừng mai,chim cúng trái,

     Lững lờ khe yến,cá nghe kinh.

     Thoảng bên tai tiếng chày ḱnh,

     Khách tang hải giật ḿnh trong giắc mộng...”

     (Chu Mạnh Trinh)

     Nhờ khung cảnh thoát tục của chùa chiền, nhờ có các biểu tượng thiêng liêng, nhờ tư tưởng sâu sắc của Phật Giáo, con người có điều kiện lấy lại sự an b́nh cho tâm hồn. Cửa thiền rơ ràng có giá trị cao về mặt đánh thức tâm hồn mê muội của nhân sinh.đáp ứng như cầu hướng về chân lư và hạnh phúc vĩnh hằng. Học giả Nguyễn Đăng Thục nhận định ‘‘Đạo Phật Việt Nam thời xưa,nó đáp ứng nhu cầu thâm sâu của con người trong cuộc sống,đó là tín ngưỡng tin vào giá trị vĩnh cửu trong đời sống tâm linh vượt sống chết.” (PGVN Nguyễn Đăng Thục).

     Chúng tôi cho rằng đây là một trong những mục tiêu có giá trị đích thực của con đường giáo dục Phật Giáo mà ngôi chàu là một điều kiện xúc tác.

 

     B. Vấn đề tác dụng trong giáo dục hiện tại:

 

    I. Xă hội hiện đại:

    Că hội hiện đại khác xa xă hội ngày xưa. Ngày nay xă hội phát triển với tốc độ chóng mặt. Khoa học kỹ thuật là động lực chính cho sự phát triển đó.

     Nền tảng tư tưởng,văn hóa đạo đức, luân lư truyền thống lung lay tận gốc rễ.khó giữ được vai tṛ chủ đạo trong nếp sống mới. Từ đó,những vấn đề bức xúc mới nảy sinh, tạo mâu thuẫn giữa xă hội và trong gia đ́nh, dẫn đến khủng khoảng niềm tin, đạo đức, tâm linh…

     Đối tượng của tri thức thay đổi nhanh chóng và toàn diện,lượng thông tin hầu như quá tải với sự tiếp nhận của đầu óc con người.Một đứa trẻ nhận được thông tin gấp hàng trăm lần so với lượng thông tin mà một người trưởng thành nhận được vào thế kỷ trước.V́ vậy,con người hiện đại,đối tượng giáo dục, đă thay đổi nhiều, đa dạng và phức tạp.

 

     II.  Chùa chiền hiện nay:

     Những tác dụng giáo dục vốn có như đă tŕnh bầy ở trên th́ đến nay ngôi chùa vẫn c̣n kế thừa, vẫn có cơ sở để phát triển. Tuy nhiên, trước tốc độ phát triển như vũ băo của khoa học kỹ thuật, đời sống xă hội, con người thay đổi gần như toàn diện làm cho giá trị giáo dục của ngôi chùa,vốn không thay đổi mấy, trở nên lạc hậu so với tình hình.

     Sự phát triển xă hội, chủ yếu là phát triển vật chất,nhu cầu hưởng thụ dễ dàng thỏa măn, xu hướng kinh tế hóa lan vào lĩnh vực tinh thần, chùa chiền.

      Một mặt những hoạt động chủ yếu của ngôi chùa hiện nay chỉ c̣n đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng b́nh dân: cầu an, cầu siêu, cúng đất, mở của mả ...., để tăng thu thập, hầu đáp ứng được nhu cầu vật chất ngày nay.

      Mặt khác,phần lớn những vị trụ tŕ khả năng hạn chế, không được đào tạo hay đào tạo chưa đạt yêu cầu, đă không đủ năng lực điều hành hoạt động của một ngôi chùa, không phát huy hết khả năng của một ngôi chùa để đáp ứng cho nhu cầu mới thời hiện đại.

     Về mặt nổi, chùa chiền hiện nay đang quá tải về lượng quần chúng tín đồ. Về mặt chất, tức là nội dung, th́ấy cần phải xét lại. Người tri thức ngại đến chùa vì bị lạc lõng giữa biển người đầy nhang khói. Giới trẻ th́ì ít có cơ hội tiếp cận với chùa chiền, hay với nền đạo đức Phật Giáo, nếu có dịp tiếp cận, lại hay nghi về giá trị đạo đức tín ngưỡng. Ít có người có khả năng thích hợp để dẫn dắt giới trẻ, ít có tài liệu mới phù hợp cho căn cơ và kiến thức thời đại. Người ta đi chùa như là một nhu cầu quen thuộc hay thỏa măn ước vọng thầm kín nào đó.

     Với tinh thần như vậy, trong tương lai ngôi chùa khó mà giữ được vai tṛ như trong quá khứ đă có.

 

     III. Những điều kiện cần thiết trong xă hội hiện đại:

     1. Vai trò của tổ chức Giáo hội:

     Để khắc phục những nhược điểm nói trên, để khai thông  t́ình trạng bế tắc đang xảy ra, trước hết những người có trách nhiệm phải nhận ra chỗ yếu kém của ngôi chùa, thiết tha t́ìm một hướng đi mới. Phải mạnh dạn xét lại đường lối lănh đạo của Giáo Hội Phật Giáo. Sẽ không có sự thay đổi nào lớn nếu không có sự lănh đạo và tác động cơ chế vĩ mô. Từ đó, các ban, ngành chuyên môn của Giáo Hội như Giáo Dục, Hoằng Pháp, Viện Nghiên Cứu Phật Học...đề ra kế hoạch đồng bộ: tiêu chuẩn hóa cán bộ Giáo hội, giáo phẩm lănh đạo chùa chiền.Tổ chức đào tạo theo hướng mới, tạo điều kiện tiếp cận tài liệu và tri thức về sự phát triển của xă hội hiện đại, sự thành tựu của khoa học kỹ thuật mũi nhọn, tâm lư học thanh thiếu niên, các lĩnh vực trọng yếu về sự tồn tại của nhân loại , xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực hiện tại và tương lai.

          2. Vai trrò của trụ trì:

     Vị trụ trrì lănh đạo của một ngôi chùa phải được trang bị vững chăi về Phật học và thế học, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tu học của mọi giới. Ranh giới giữa chùa và xă hội bên ngoài dần dần được xóa bỏ. Vị trụ tŕ không c̣n là thầy của bổn đạo Phật tử nữa, mà c̣n tiếp xúc và ‘‘làm thầy” đối với mọi thành phần khác trong xă hội.Họ không chỉ giáo dục người Việt mà còn ‘‘tiếp độ” người nước ngoài. V̀ vậy, ngoài phẩm chất đạo hạnh là điều tối cần thiết, tŕnh độ nhận thức về văn hóa xă hội, khả năng ngoại ngữ cũng phải thông suốt .

     Mặt khác, vị trụ trì còn cần phải tu dưỡng để nâng cao tŕnh độ đạo đức tâm linh, giáo dục quần chúng qua hành vi của bản thân có tác dụng rất lớn, là một lĩnh vực hết sức quan trọng mà thuật ngữ gọi là ‘‘THÂN GIÁO”. Quần chúng sẽ học được rất nhiều ở nhân cách của một vị sư.

     3.  Những mô h́ình hoạt động:

     a. Xây dựng chùa chiền:

     khi xây dựng hay sửa chữa chùa, những giá trị thẩm mỹ ngôi chùa cần phải chú trọng. Càng ngày, tŕnh độ cảm thụ thẩm mỹ của con người càng cao. Tránh kiến trúc loè loẹt, chắp vá. Những yếu tố trang nghiêm,thanh thoát, hài hoà của nghệ thuật kiến trúc cổ cần phải kế thừa, kết hợp với nghệ thuật mới có sáng tạo để đạt giá trị thẩm mỹ.

     b)Tổ chức tu học:

     Thường xuyên tổ chức tu học cho Phật tử qua các h́ình thức: tu Bát Quan Trai, khóa học Giáo Lí, tổ chức lễ hội và nghi lễ, sinh hoạt thanh thiếu niên, tổ chức các ban hội tương trợ, để cho ngôi chùa luôn có sinh khí.

     Tu Bát Quan Trai là tạo điều kiện cho quần chúng Phật tử tu tập, đào luyện tâm tư, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm tu tập. Như vậy, chương trình phải thiết lập trên cơ sở Giới, Định, Tuệ (nguyên tắc đạo đức, thiền định và trí tuệ). Mở rộng và đa dạng hóa mô h́ình Bát Quan Trai để cho giới trẻ có điều kiện tham dự.

     Các khóa giảng giáo Lí nên chú trọng đến thực tiễn, mang tính khoa học và có tác dụng giải thoát. Như vậy nguồn mạch sinh động của giáo lí mới tưới mát được lòng người.Người Phật tử phải là người vui tươi và hạnh phúc.

     Tổ chức lễ hội và nghi lễ là cần thiết, những phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp cần duy trì và phát triển. Chú trọng chuyển hóa nội dung, đừng đi ngược lai vói tư tưởng nhân quả, nghiệp báo, luân hồi v.v... để các sinh hoạt ấy luôn mang ư nghĩa tốt đẹp và tác dụng giáo dục cao.

     Về nghi lễ,tùy theo ảnh hưởng văn hóa, lễ nhạc của mỗi miền mà chỉ cần tổ chức nghi lễ trang nghiêm đem lại cho người Phật tử niềm thành kính, nhất tâm, không nên tổ chức quá rườm rà với những bài diễn văn thật dài và những phát biểu thật đông mà không có giá trị nội dung.

     Sinh hoạt thanh thiếu niên phải được quan tâm, vì thanh thiếu niên là tương lai của xă hội, là các đối tượng dễ bị tác động bởi môi trường xấu. Tổ chức cho thanh thiếu niên có điều kiện tiếp cận với môi trường đạo đức dưới sự dẫn dắt và thương yêu của vị trụ trì, với sự hiểu biết về tâm lí, về xă hội, vị thầy trụ trì là người cha tinh thần cho tuổi trẻ nương tựa. Gia đ́nh Phật tử là một mô h́ình tốt, nhưng chưa đủ. Cần đa dạng hóa tổ chức giáo dục, sinh hoạt thanh thiếu niên mới đáp ứng được căn cơ tuổi trẻ hiện đại.

     Tổ chức các ban chuyên môn và các hội tương trợ để tạo cơ hội cho sự phát triển tinh thần thân hữu,sự đoàn kết, thương yêu nhau dưới một mái chùa.Tổ chức thăm viếng giúp đỡ nhau lúc đau ốm,hoạn nạn.An ủi nhau lúc khốn khó, chia xẻ và cầu nguyện cho nhau khi qua đời hay khi gia đ́ình có tang chế.

 

C. Kết luận

 

     Ngôi chùa, vị trụ trŕ và phương thức hoạt động là ba yếu tố liên hệ hữu cơ, để Phát huy tác dụng giáo dục Phật Giáo có hiệu quả, trong quá khứ cũng như thời hiện đại.

     Tác dụng giáo dục của chùa chiền đối với con người và xă hội Việt Nam ,trong qua khứ rất lớn,cần phải có những công tŕnh nghiên cứu nghiêm túc,mới có thể thẩm định được giá trị của nó.Điều mà chúng ta thấy ngay là: chùa Việt Nam đối với dân Việt quá gần gữi thân thiết, là một biểu tượng không thể thiếu trong các sinh hoạt tinh thần của người Việt.

     Tuy nhiên,như đă tŕnh bày, với sự phát triển cao độ của khoa học và kỹ thuật, xă hội thay đổi gần như toàn diện, đă tạo nên sự khủng hoảng niềm tin về giá trị tư tưởng,văn hóa,đạo đức,truyền thống. Do đó, hoạt động và nội dung giáo dục của Phật giáo phải có tính hiên thực, khoa học và đáp ứng được những nhu cầu kiến thức văn bản mà cụ thể, trên cả hai mặt chuyên môn cũng như đào tạo phẩm hạnh cảu con người.

     Chúng ta cần phải can đảm và sáng suôt thấy rơ vấn đề,quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa, để bỏ sung các quan điểm, phương thức hoạt đọng của một ngôi chùa,phù hợp với quy luật pháp triển xă hội hiện đại. Làm thế nào để ngôi chùa tiếp tục phát huy tác dụng giáo dụng của nó trong thời đại mới, góp phần xây dựng nền đạo đức mới để phục vụ cho mục tiêu an b́ình và hạnh phúc cho xă hội nhân sinh ở hiện tại cũng như trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

Tin mới
Video Clips
  • DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
  • LỄ HỘI CHÙA ĐỀN - LÀNG THỌ VỰC - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017 - PHÂN 01
  • LỄ HỘI ĐỀN CHÙA LÀNG THỌ VỰC - XÃ XUÂN PHONG - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHÙA THỌ VỰC 
Tổ đình Tào Động Thiền phái Phật giáo
Address: xã Xuân Phong – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
Tel/Fax: 0228.3888114      Email: chuathovucnd@gmail.com       Fb: www.facebook.com/thientho.vn
Chịu trách nhiệm: Viện chủ Tổ đình, Thượng tọa: Thích Đức Toàn (Thanh Đoàn)