Lịch sử truyền thừa - Tào động ở Đàng ngoài
Ở Ðàng Ngoài, như ta đã biết, thiền phái Tào Ðông do thiền sư Thủy Nguyệt đi du học Trung Hoa mang về. Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu là Tông Giác, sinh năm 1936. Ông tên là Ðăng Giáp, quê làng Thanh Triều, ở Hưng Nhân, tỉnh Thái bình. Ông tu ở một ngôi chùa trên núi Hùng Lĩnh. Cùng với hai đệ tử, ông đi qua Hồ Châu, tham học với thiền sư Nhất Cú Tri Giáp tại núi Phụng Hoàng. Ông rời Ðại Việt năm 1664, lúc ông mới hai mươi tám tuỏi. Ông tu học tại Hồ Châu trong ba năm. Ðến năm 1667, ông và hai người đệ tử về, cư trú tại chùa Vọng Lão ở núi An Sơn, huyện Ðông Triều, tỉnh Hải Dương. Ở Hải Dương, ông gặp và làm quen với một cao tăng tên là Tuệ Nhãn. Tuệ Nhãn tu ở Ðông Sơn, tên tục là Mai Tư Phụng, quê ở làng Dưỡng Mông ở Kim Thành, Hải Dương. Vì tu ở chùa làng Dưỡng Mông nên ông được gọi là Tổ Muống. Ở Ðông Sơn, ông dạy rất đông đệ tử. Ông từng được vua Lê sắc phong là "Ðại Thánh Ðông Sơn Tuệ Nhãn Từ Giác Quốc Sư:. Chưa biết vua nào đã sắc phong, và từ năm nào(86).
Thiền sư Thủy Nguyệt cũng từng tới hành đạo ở chùa Tư Phúc, núi Côn Sơn, và chùa Nhẫm Dương ở Hạ Long. Ông mất năm 1704, thọ sáu mươi tám tuổi.

Hồi còn học với thiền sư Tri Giáo ở Hồ Châu, có lần ông được Trí Giáo hỏi:

- Chỗ an thân lập mệnh của ông là chỗ nào?

Thủy Nguyệt đáp:

- Trên sóng nước an nhiên.

Tri Giáo liên hỏi tiếp:

- Ðêm ngày ông giữ gìn nó ra sao?

Thủy Nguyệt đáp:

- Ðúng ngọ trăng sao hiện

Nữa đêm mặt trời hồng

Tri Giáo:

- Chuyện an thân lập mệnh như thế được rồi, còn chuyện mặt mũi xưa nay của ông như thế nào?

Thủy Nguyệt :

-Quơ sào trên bóng cỏ

Tên nhọn sẽ bay ra(87)

Tri Giáo khen: "Con rắn hai đầu ấy, đừng để nó chạy thoát! Hãy xỏ mũi nó! Cẩn thận! Người là con cháu xứng đáng của tông Tào Ðộng. Ta cho phép người pháp hiệu là Thông Giáp".

Ông có để lại một bài kệ sau đây:

Núi sông dệt gấm vẽ tranh

Từ nơi suối ngọc chảy thành sữa thơm

Trên bờ oanh hót hoa vàng

Dưới sông cá lội từng đàn thẩn thơ

Ông chài ngủ dưới trăng mờ

Nong tằm phơi nắng hè trưa nực nồng.



(Sơn chức cẩm thủy họa đồ

Ngọc tuyền dũng xuất bạch đà tô

Ngạn thượng hoàng hoa oanh lộng ngữ

Ba trung bích thủy điệp quần hồ

Nguyệt bạch đường đường ngư phủ túy

Nhật hồng cảnh cảnh kiển bà phô).



Vị đệ tử được Thủy Nguyệt truyền pháp tên là Tông Diễn, hiệu là Chân Dung. Thiền sư Tông Diễn khi tới với Thủy Nguyệt đã là một vị tăng có trải qua nhiều năm tu học rồi Ông vốn là người Ðông Sơn; nghe Thủy Nguyệt hành đạo ở gần, ông tới tham vấn, thì gặp lúc Thủy Nguyệt đang nghỉ ngơi, Thủy Nguyệt nói: "Tôi đang nghỉ ngơi, chẳng biết lúc nào mới có tin tức". Tông Diễn trả lời này: "Giờ dần mặt trời mọc, giữa ngọ trời đứng bóng". Thủy Nguyệt ngạc nhiên vì câu trả lời giản dị đó. Ông hỏi: "Vậy thì giữ gìn ra sao?" Tông Diễn đọc bài kệ:

Ðã có gì cũng có

Khi không gì cũng không

Khi có không nhào xuống

Mặt trời mọc đỏ hồng.



(Ứng hãu vạn duyên hữu

Tùy vô nhất thiết vô

Hữu vô câu bất lập

Nhật cảnh bổn đương bô).

Thủy Nguyệt nghe bài kệ, liền bước xuống vỗ vai Tông Diễn nói: "Dòng Tào Ðộng chủ trương Ngũ Vị Quân Thần, nhà ngươi đúng là người phải thừa kế môn phái này". Nói xong trao cho Tông Diễn bài kệ sau đây:

Không có pháp nào sinh

Không có pháp nào diệt

Sen nở trên lưỡi người

Chuyện tương truyền ta biết



(Nhất thiết pháp bất sinh

Nhất thiết pháp bất diệt

Phật Phật tổ tổ truyền

Uẩn không liên đàu thiệt).



Về Ðông Sơn, Tông Diễn ra sức hoằng hóa tông Tào Ðộng. Học giả bốn phương nghe tiếng tìm tới tham học rất đông. Năm 1709, ông mất; ông có để lại bài kệ sau đây:

Hoa nở xuân mới đến

Lá rụng liền biết thu

Ðầu cành sương đọng ngọc

Trên lá tuyết thành châu

Buổi sáng trời quang vẩy rồng hiện

Xế trưa mây tạnh có voi chầu

Vằn cọp ngoằn ngoèo một thứ

Phượng bầy thể tính như nhau

Pháp của Ðạt Ma có gì lạ?

Lênh đênh mặt biển cánh hoa lau(88)

(Hoa khai xuân phương đáo

Diệp lạc tiện tri thu

Chi đầu sương oánh ngọc

Ngạc thượng tuyết liên châu

Thanh thần vân tán sản long giáp

Bạch nhật hà quan lõa tượng khi

Báo văn tuy kiến nhất

Phụng chúng thể toàn câu

Ðạt Ma Tây lai truyền hà pháp?

Lô hoa thiệt hải thủy phù phù). 



Phái Tào Ðộng do Thủy Nguyệt và Tông Diễn truyền bá ở Ðàng Ngoài, rất được thịnh hành vào cuối thế kỷ thứ mười bảy và trong thế kỷ thứ mười tám. Tiếc là chưa khảo cứu thêm được về sự truyền thừa. Hiện nay các chùa như Hàm Long, Hòa Giai và Trấn Quốc ở Hà Nội đều thuộc tông phái Tào Ðộng.
Tin mới
Video Clips
  • DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
  • LỄ HỘI CHÙA ĐỀN - LÀNG THỌ VỰC - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017 - PHÂN 01
  • LỄ HỘI ĐỀN CHÙA LÀNG THỌ VỰC - XÃ XUÂN PHONG - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHÙA THỌ VỰC 
Tổ đình Tào Động Thiền phái Phật giáo
Address: xã Xuân Phong – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
Tel/Fax: 0228.3888114      Email: chuathovucnd@gmail.com       Fb: www.facebook.com/thientho.vn
Chịu trách nhiệm: Viện chủ Tổ đình, Thượng tọa: Thích Đức Toàn (Thanh Đoàn)