Tổ đình Thiền phái Tào Động ở Trung Quốc

Vân Cư Sơn tọa lạc tại Cửu Giang, một vùng đất nằm bên bờ sông Trường Giang, phía tây bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nơi đây có rừng trúc, ẩn mình bên trong là danh thắng địa Chân Như Thiền Tự.

Ngôi danh lam này là trọng điểm của quốc gia trong thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái, một trong ba Đại tùng lâm Hán truyền Phật giáo nổi tiếng, nơi phát tích Thiền phái Tào Động, một trong ngũ gia tông phái Phật giáo Trung Quốc. Kể từ triều đại nhà Đường đến nay, hương hỏa liên tiếp, sản sinh nhiều vị cao tăng thạc đức, tiền bối cư sĩ.
Hương Sơn cư sĩ Bạch Cư Dị (772 - 846), Tô Đông Pha Cư sĩ (1037-1101), Thiền sư Phật Ấn (?-1098). . . nhiều lịch đại văn nhân mặc khách lưu thi tác họa tại đây, hiện nay, vẫn bảo lưu khắc trên vách đá, pho tượng Phật bằng đồng vào thời đại nhà Đường, chảo nấu cơm cho một nghìn vị tăng của vua Khang Hy cúng dường, và hoa viên tháp 200 mộ tháp của chư vị lịch đại cao tăng tiền bối.

Mặt tiền sườn đồi có hồ Minh Nguyệt, phía trên sườn đồi, bảo tháp tôn trí xá lợi của Thiền sư Hư Vân, tại Tổ đình Cao Mân, tỉnh Giang Tô, chứng ngộ thấu thiền quán. Năm 1953, Ngài được chư tăng và Phật giáo đồ tôn kính lễ thỉnh ngôi vị Hội trưởng Danh dự Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. Chủ trì chấn hưng Thiền tông, đề xướng trì giới, thực hành Nông Thiền - Tịnh song phương phát triển. Đệ tử của Ngài khắp nơi trên thế giới: Ấn Độ, Nepal, Đông Nam Á, Mỹ châu đại lục... khắp chốn đều có đệ tử của Ngài.

Chân Như Thiền Tự được kiến tạo vào thời Đường Hiến Tông, niên hiệu Nguyên Hòa (806-810). Do Đường đại Cao tăng, Thiền sư Đạo Dung Tổ sư khai sơn. Đến thời Đường Hy Tông (973-888), niên hiệu Trung Hòa tam niên (883), Thiền sư Đạo Ưng thượng sơn đảm nhiệm trụ trì, thừa hành phật sự Chân Như Thiền Tự vang danh thiên hạ. 

Tại Vân Cư sơn 20 năm đầu, Thiền sư Đạo Ưng với tâm huyết, dốc hết sức tâm lực hoằng dương chính pháp Thiền tông, gia phong tế mật, ngôn hạnh tương ưng, tùy cơ tiếp vật, ứng xử tinh tế đối với mọi người, phấn chấn thiền phong, nhận đồ chúng hơn nghìn người vân tập tu hành. 

Văn nhân kiệt tác trong giới Thiền tông đã để kỷ niệm chốn Tổ đình Chân Như Thiền Tự, như Thiền sư Viên Ngộ trước tác “Viên Ngộ Khác Cần Tâm Yếu”, Đại Huệ Tông Cảo trước tác “Tông Cảo Xích Độc”, “Thiền Lâm Bảo Huấn”, và Giới Hiển Thiền sư trước tác “Thiền môn Đoán Luyện Thuyết”, nhiều tác phẩm kinh điển giá trị được xuất phát tại sơn môn này. Các vị tao nhân mặc khách đến đây, chốn thiền môn thanh tịnh, hải chúng an hòa, tức cảnh sinh tình, ngẫu ứng phun châu nhả ngọc thành những thi thiên, văn chương kiệt tác như, Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị, Hoàng Đình Kiên, Tần Thiểu Du, Bì Nhật Hưu, Yến Thù, Chu Hy...

Từ cổ chí kim, Chân Như Thiền Tự, như pháp tu trì, tự tiêu tự sản lấy Nông Thiền làm trọng, thành nếp gia phong nhất quán, với đạo tràng Thiền tông tối thắng, Phật giáo đồ trong và ngoài nước đều quy kính ngưỡng mộ. Quy củ nghiêm minh, nông sự rộn ràng, đạo phong tốt, được Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, lão cư sĩ Triệu Phác Sơ tôn vinh Chân Như Thiền Tự, một trong tam đại bản doanh Phật giáo tiêu biểu toàn quốc.

Chân Như Thiền Tự tu hành nghiêm túc, tăng chúng uy nghi chỉnh túc, tăng tu như pháp như luật, kiên trì sớm hôm mỗi ngày hai buổi thời khóa, mỗi ngày thọ thực quá đường, sau đó tĩnh tọa bốn tuần hương, mỗi giữa và cuối tháng hai ngày bố tát, trì tụng Bồ tát giới, lấy cầu Thiền tịnh giới tiến thủ. Nhất quán kiên trì tận dụng thời gian chuyên tu, vì đại sự sinh tử, vì đại sự sinh tử cầu đạo giải thoát, phóng hạ vạn duyên, đoan tâm chính niệm từ 04 giờ sáng đến 12 giờ khuya, bất xuất thiền đường, chuyên tâm tham thiền.

Thiền sư Hư Vân trung hưng đạo tràng Vân Cư sơn, dù bách tuế dư niên (102 tuổi) nhưng Ngài vẫn nỗ lực trong lao động, xúc tiến phát triển nông thiền. Tham thiền kiết thất, giảng kinh truyền giới, cảnh tượng nhất phái nông thiền, nghiễm nhiên bách trượng gia phong.

Dù bách tuế dư niên, Thiền sư Hư Vân thân thể ngày càng suy yếu, nhưng vẫn miệt mài với thời gian quý báu cho hậu thế qua mấy tác phẩm cuối đời “Trùng kiến Vân Vân Cư sơn Chân Như Thiền Tự sự lược); Vân Cư sơn chí Trùng tu lưu thông tự”; nhờ Cư sĩ Sầm Học Lữ ở Hồng Kông trùng tu xuất bản “Vân Cư sơn chí”. Biết thân tứ đại sẽ theo quy luật tuần hoàn, trở về bản nguyên, Ngài gọi môn đồ đến di huấn lời từ biệt.

Tứ chúng vây quanh, Ngài mỉm cười di huấn trước khi trút hơi thở rằng: “Cần tu tam vô lậu học, Giới, Định, Tuệ, tức dập tắt tam độc Tham, Sân, Si”. Ngừng giây lát, Ngài nói tiếp: “chính niệm chính tâm, dưỡng xuất tinh thần không sợ hãi, độ nhân thế. Các người vất vả nhiều rồi, hãy nghỉ sớm đi!”. Ngài an nhiên thiền tọa, xả báo thân, nhập thể tính chân như vào ngày 13/10/1959, trụ thế đại thụ 120 xuân.

Hiện nay, Hòa thượng Nhất Thành, phương trượng trụ trì Chân Như Thiền Tự, đương kim Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, thực hiện chính sách tôn giáo, đã khai thác canh tác hơn 3.600 hecta đất núi rừng, hơn 140 hecta ruộng lúa, gần 80 hecta đất canh tác hoa màu, lao tác tự cấp, trong và ngoài nước tăng tục đều than tán ngưỡng mộ quy cũ tòng lâm.
Tin mới
Video Clips
  • DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
  • LỄ HỘI CHÙA ĐỀN - LÀNG THỌ VỰC - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017 - PHÂN 01
  • LỄ HỘI ĐỀN CHÙA LÀNG THỌ VỰC - XÃ XUÂN PHONG - XUÂN ĐINH DẬU - NĂM 2017
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHÙA THỌ VỰC 
Tổ đình Tào Động Thiền phái Phật giáo
Address: xã Xuân Phong – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
Tel/Fax: 0228.3888114      Email: chuathovucnd@gmail.com       Fb: www.facebook.com/thientho.vn
Chịu trách nhiệm: Viện chủ Tổ đình, Thượng tọa: Thích Đức Toàn (Thanh Đoàn)